Với sự phát triển của khoa học công nghệ áp dụng vào canh tác nông nghiệp, người nông dân ngày càng nhận thức được mức độ nguy hại của phân hóa học đối với môi trường và sức khỏe con người. Từ đó, dần chuyển sang sử dụng một loại phân mới, an toàn và tốt hơn, đó là phân bón hữu cơ sinh học, phân vi sinh. Tuy nhiên, hầu hết bà con đều chưa nhận biết rõ về loại phân này. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, THCS Lê Hồng Phong cung cấp tới các học sinh cũng như bà con những thông tin bổ ích này.
Khái niệm về phân bón hữu cơ sinh học, phân vi sinh
Là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc vài loại vi sinh vật có ích được chế biến bằng cách phối trộn, xử lý nguyên liệu hữu cơ lên men với các vi sinh vật. Các chủng vi sinh vật kết hợp phân hữu cơ, giúp tiêu diệt các mầm bệnh trong nguyên liệu đó, nâng cao hàm lượng dưỡng chất trong phân bón cung cấp cho cây trồng.
Phân biệt với phân hữu cơ sinh học với phân hữu cơ và phân vi sinh:
- Phân hữu cơ sử dụng phân người, động vật và các hợp chất hữu cơ từ rác thải sinh hoạt, phân xanh từ cây cối than bùn, thêm các chất hữu cơ để tăng dinh dưỡng màu mỡ cho đất. Phân thường được ủ hoai mục một thời gian dài để tiêu trừ sinh vật có hại cho cây.
- Phân vi sinh bản chất là chế phẩm chứa các chủng loại vi sinh vật tuyển chọn gồm các loại vi sinh cố định đạm, vi sinh kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh giải chất hữu cơ,… mật độ ≥10^8 CFU/mg hoặc CFU/ml. Phân sử dụng trộn cùng hạt giống, ngâm rễ cây nong, trộng dung dịch phân pha loãng hoặc bón trực tiếp vào đất.
Theo công ty phân bón Hà Lan thì: Phân bón sinh học, phân vi sinh có chứa tới 15% hữu cơ, vi sinh vật mật độ từ ≥ 1×106 CFU/mg0 mỗi loại. Hàm lượng vi sinh cao trong phân bón hữu cơ không chỉ cung cấp dưỡng chất cho cây trồng mà còn giúp bồi dưỡng, cải tạo độ phù nhiêu, tăng lượng mùn trong đất, giúp đất tơi xốp, không bạc màu.
Phân bón vi sinh, hữu cơ sinh học cũng đồng thời bổ sung một lượng vi sinh vật có lợi cho cây, ngăn chặn sự phát triển của nấm, các mầm bệnh trong đất, tăng sức đề kháng chống lại các độc tố, sâu bệnh, kích thích tăng trưởng cây trồng.
Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh có một ý nghĩa lớn, giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí nước, đất, các loại sinh vật có lợi, giảm hóa chất trong nông sản do lạm dụng phân bón hóa học, hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững. Đây cũng là giải pháp tuyệt vời giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng, an toàn cho sức khỏe con người.
Đặc điểm của phân bón vi sinh, hữu cơ
- Phân bón hữu cơ vi sinh dễ dàng sử dụng, áp dụng mọi thời kỳ của cây mà không ảnh hưởng tới chu trình sinh trưởng và phát triển của cây
- Là công cụ cải tạo đất, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu, màu mỡ của đất canh tác.
- Cung cấp đủ dưỡng chất đa lượng, trung và vi lượng cho cây mà phân bón hóa học không làm được.
- Vi sinh vật trong phân hữu cơ phân giải những chất khó tan, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất.
- Thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển mạnh, tăng sức đề khác của cây, hạn chế sâu bệnh có hại cho cây, giảm lượng thuốc BVTV ảnh hưởng chất lượng cây trồng.
- Bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, an toàn với sinh vật, con người.
Quy trình chế biến
Khác với phân hữu cơ hay phân vi sinh thuần, phân bón hữu cơ sinh học hay phân bón hữu cơ vi sinh được làm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu hữu cơ như: phân động vật, than bùn, vỏ cây,…các loại chế phẩm hữu cơ khác.
Bước 2: Tập kết các nguyên liệu, xử lý qua
Bước 3: Phối trộn, ủ với vi sinh vật phân giải.
Bước 4: Sau ủ thu được chất nền hữu cơ thì bổ sung thêm chế phẩm vi sinh vật định lượng sẵn. Có thể bổ sung thêm phân NPK, phân vi lượng rồi phối trộn đều.
Bước 5: Kiểm tra chất lượng phân và đóng gói.
Một số loại phân bón hữu cơ sinh học, phân vi sinh phổ biến
Phân hữu cơ sinh học, vi sinh cố định đạm
Là loại phân bón có chứa các vi khuẩn, vi sinh vật có khả năng cố định Nitơ từ không khí thành dạng phân bón, có thể giúp cây dễ dàng hấp thu. Vi sinh vật cố định đạm có 2 loại:
- Vi sinh vật tự do có khả năng cố định đạm trong đất mà không cần vật chủ, thường được đưa vào phân bón như: Azotobacter, Clostridium,…
- Vi sinh vật cố định đạm cộng sinh, cần vật chủ để sinh trưởng như Anabaena azollae trong cây bèo hoa dâu, tảo lục; Rhizobium cộng sinh cây họ đậu,…
- Bên cạnh đó còn có vi sinh vật vừa cố định cộng sinh vừa có thể sống tự do như Azospirillum,…
Phân hữu cơ vi sinh vật phân giải
Phân bón hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh phân giải có rất nhiều loại:
Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải lân:
Là loại phân bón hữu cơ có chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tan trong đất thành lân dễ tan mà cây trồng có thể hấp thụ được. Phân vi sinh hữu cơ phân giải lân tác động làm hạ độ pH trong đất, đồng thời tiết ra axit hữu cơ làm vỡ cấu trúc liên kết Phosphat để dễ tan trong đất.
Một số loại phân vi sinh phân giải lân như: Bacillus subtilis, Pseudomonas, Bacillus megaterium, nấm Aspergillus, Penicillium spp,…
Phân bón hữu cơ sinh học, phân vi sinh phân giải cellulose:
Là loại phân có nguồn hữu cơ sau chế biến thực phẩm như rơm, rạ, cám, bã mía,… có chứa cellulose – một thành phần dễ bị thủy phân hoặc acid trong môi trường kiềm, bao gồm: Streptomyces lividans, xạ khuẩn như Streptomyces reticuli, vi khuẩn như Clostridium, Trichoderma reesei, Pseudomonas, Streptomyces drozdowiczii, Aspergillus niger,…
Phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học phân giải kali/silic:
Là các loại phân bón có chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy hợp chất silic, kali, silicat,… nhằm giải phóng chúng dưới dạng ion cây có thể hấp thụ được.
Một số chủng vật vi sinh kể trên như: B. subtilis, Pseudomonas striata, Bacillus circulans,…
Phân bón vi sinh kích thích sinh trưởng
Là loại phân bón vi sinh vật có khả năng tiết chất kích thích sinh trưởng auxin, gibberellin,… như nhóm vi sinh vật Pseudomonas, Azotobacter, Gibberella fujikuroi,…
Để tiện lợi khi sử dụng, nhiều nhà sản xuất phân bón đã sản xuất kết hợp nhiều loại phân hữu cơ vi sinh trên vào cùng một sản phẩm tổng hợp, có đa chức năng. Bà con có thể sử dụng phân sinh học tổng hợp để bón cho cây trồng đồng thời bổ sung vi sinh phân giải lân, kali, kích thích tăng trưởng,…
Việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào tùy thuộc vào từng loại phân có mật độ, chủng loại vi sinh và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Đồng thời, bà con cũng cần xem xét thời tiết khí hậu, từng loại cây trồng để chăm bón cho phù hợp.
Lưu ý: Khi sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, phân vi sinh, cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất hóa học độc hại. Chúng có thể làm ức chế hoạt động của vi sinh vật trong các loại phân bón cho cây, giảm hiệu quả của phân.