Trong thời đại công nghệ phát triển, các công cụ hỗ trợ giảng dạy đã trở thành người bạn đồng hành đắc lực của giáo viên. Từ bảng trắng, máy tính, đến các phần mềm giáo dục hay ứng dụng trực tuyến, chúng mang đến những tiện ích đáng kể trong quá trình giảng dạy và học tập. Trong bài viết sau, hãy cùng chúng tôi khám phá các công cụ hỗ trợ giảng dạy hữu ích nhất hiện nay!
Công cụ hỗ trợ giảng dạy là gì?
Công cụ hỗ trợ giảng dạy là các phần mềm, ứng dụng hoặc thiết bị được thiết kế để phục vụ cho nghiệp vụ giáo dục, dạy học. Các công cụ này bao gồm các nền tảng học trực tuyến, phần mềm quản lý lớp học, thiết bị công nghệ và các ứng dụng khác. Mục đích nhằm tăng cường hiệu quả giảng dạy; tạo nên môi trường học tập sinh động; đa dạng hóa phương pháp dạy học; tăng tương tác và thu hút học sinh.
- Các phương pháp dạy học truyền thống: kiến thức từ sách giáo khoa, bảng trắng, ứng dụng Powerpoint…
- Các phương pháp dạy học hiện đại: máy chiếu và màn chiếu; máy tính bảng; phần mềm và ứng dụng giáo dục… giúp quản lý thông tin, điểm số và chuyên cần của học sinh; Bài giảng điện tử và tài liệu trực tuyến được lưu trữ linh hoạt trên nền tảng số…
Một số ứng dụng hỗ trợ giảng dạy phổ biến nhất
Dưới đây là một số ứng dụng hỗ trợ giảng dạy phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay:
Ứng dụng xây dựng bài giảng
Để xây dựng bài giảng chất lượng, các giáo viên thường sử dụng các phần mềm sau:
- Powerpoint: Cho phép người dùng soạn thảo văn bản, tích hợp hình ảnh, video, hiệu ứng sinh động…
- Canva: Ứng dụng này giúp giáo viên dễ dàng soạn thảo tài liệu giảng dạy, slide trình bày. Ngoài ra, chúng còn có kho hình ảnh, video, gif, trình chiếu đa dạng.
- myViewBoard: Tương tự như Canva, myViewBoard cung cấp đa dạng các video, hình ảnh, gif miễn phí.
Trong đó, không thể không nhắc đến Mona eLMS – Phần mềm quản lý giáo dục, trường học và website học trực tuyến Elearning tốt nhất hiện nay. Mona eLMS do công ty lập trình phần mềm Mona Media thiết kế với công nghệ hiện đại nhất để cung cấp một hệ thống quản lý và giảng dạy hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho học viên cũng như tối ưu hóa công việc cho giáo viên và các phòng ban.
Hệ thống quản lý giáo dục Mona eLMS được thiết kế tích hợp phần mềm soạn giáo án điện tử, được cập nhật thường xuyên và thân thiện với người dùng. Với khả năng linh hoạt, tùy chỉnh cao, người dùng dễ dàng thay đổi phần mềm phù hợp với nội dung bài học cần biên tập. Từ đó, cung cấp những bài giảng chất lượng, sinh động và hạn chế trùng lặp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để chia sẻ thông tin, tăng tương tác với học sinh, cung cấp nội dung bài học chất lượng và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
Ưu điểm của Mona eLMS là cấu hình dễ sử dụng, được phân theo từng mục rõ ràng. Nền tảng lưu trữ mạnh mẽ, load nhanh giúp giảm thiểu tối đa việc dữ liệu nhập sai, nhập thiếu… Một điểm cộng của ứng dụng này là cho phép giáo viên có thể tạo ra các bài tập, bài thi với ngân hàng câu hỏi đa dạng, random câu hỏi thông minh. Giáo viên có thể chọn nhiều phương thức ra câu hỏi như: chọn 1 hoặc nhiều đáp án, điền vào chỗ trống hay các dạng video – audio, hình ảnh… Điều này giúp công tác giảng dạy và đánh giá năng lực của học viên trở nên dễ dàng hơn.
Thông tin liên hệ
Hotline: 1900 636 648
Địa chỉ: 1073/23 CMT 8, phường 7, Tân Bình, Tp.HCM
Email: [email protected]
Ứng dụng quản lý lớp học
Các ứng dụng quản lý lớp học phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
- Schoology: Hỗ trợ giáo viên xây dựng và quản lý hồ sơ, bài giảng, tạo các buổi thảo luận trực tuyến để chia sẻ kiến thức và tương tác với học sinh.
- Moodle: Cho phép trường học có thể gửi thông báo đến học sinh một cách nhanh chóng. Ứng dụng này được tích hợp các tính năng: thống kê điểm số, giao bài tập, tạo bài thi, kiểm tra…
Đặc biệt, công cụ hỗ trợ giảng dạy Mona eLMS được các trường học và giáo viên quan tâm nhất. Ứng dụng này phù hợp với mọi nền tảng và đối tượng bạn muốn quản lý: Website giới thiệu cơ sở giáo dục; Web app quản lý giáo dục; Website dạy học trực tuyến Elearning; phù hợp với giáo viên, phụ huynh học sinh…
Các tính năng quản lý lớp học mà Mona eLMS cung cấp bao gồm:
- Tạo, chỉnh sửa khóa học.
- Lựa chọn thời gian học và giáo trình cho khóa học.
- Tự động tính giờ dạy cho giảng viên, giáo viên.
- Quản lý hồ sơ, điểm số, lịch học, lịch thi, thành tích của học viên và báo cáo với phụ huynh.
- Theo dõi các phiên thanh toán khóa học.
- Quản lý tiến trình học tập, tài liệu, bài tập và bài test.
- Quản lý lịch trống của giáo viên, phòng học trống.
Sử dụng thiết bị công nghệ tương tác
Hiện nay, chương trình đổi mới giáo dục đang được triển khai. Vì vậy, tại nhiều trường học, phương pháp giảng dạy truyền thống dần được thay thế bằng các công cụ hỗ trợ thông minh. Những thiết bị công nghệ như máy chiếu, tivi, màn hình led, thiết bị di động… kết nối với Internet được ứng dụng rộng rãi. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng tương tác và thu hút học sinh.
Ứng dụng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu
Những ứng dụng này giúp giáo viên thuận tiện hơn trong việc truy cập và chia sẻ tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo và các tài nguyên khác. Đồng thời cho phép họ tương tác với đồng nghiệp và học sinh một cách hiệu quả. Các nền tảng lưu trữ online có sẵn như Google Drive được tích hợp trong gmail của mỗi tài khoản. Ngoài ra còn có Onedrive – nền tảng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu của Microsoft. Một số công cụ khác có dung lượng cao hơn nhưng phải trả phí theo định kỳ.
Hệ thống quản lý thông tin và bảng điểm của sinh viên/học sinh
Các ứng dụng quản lý lớp học như Misa, Base, 1Office,… được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm giáo dục, trường học. Chúng có tác dụng quản lý và lưu trữ thông tin với dung lượng lớn. Tuy nhiên nhược điểm của các ứng dụng này là chi phí khá cao. Phụ thuộc vào mục đích và chức năng sử dụng, mức phí có thể lên tới hàng tỷ đồng. Khoản phí này tương đương với việc tự thiết kế một app giáo dục chuyên nghiệp, tích hợp đầy đủ các tính năng.. Vì vậy, bạn cần cân nhắc phân bổ tài chính sao cho phù hợp với ngân sách của nhà trường.
-> Tham khảo: Phần mềm quản lý mầm non tốt nhất hiện nay
Những kỹ năng cần có khi sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy
Số liệu thống kê cho thấy, có tới 87% thầy cô giáo phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để ứng dụng công nghệ số vào quá trình giảng dạy. Trong đó, có đến 24% thầy cô giáo từ bỏ việc tiếp cận những kiến thức mới về công cụ hỗ trợ giảng dạy và đi theo phương thức giảng dạy truyền thống.
Do đó, để công tác giảng dạy trở nên sinh động và thuận lợi, nhà trường, giáo viên và học sinh cần được đào tạo các kỹ năng về:
- Tin học văn phòng: sử dụng thành thạo các phần mềm như Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Outlook…
- Ứng dụng các thiết bị công nghệ: Hiểu về cách sử dụng các công cụ và thiết bị công nghệ, từ máy tính, máy chiếu, đến các phần mềm và ứng dụng giáo dục.
- Tư duy sáng tạo: Có khả năng tạo ra những bài giảng và hoạt động sáng tạo. Khai thác tối đa tiềm năng của các công cụ để truyền đạt kiến thức một cách sinh động và hấp dẫn dưới nhiều dạng khác nhau. Chẳng hạn: chữ viết, con số, hình ảnh, video…
Nhờ những tính năng vượt trội, các công cụ hỗ trợ giảng dạy đã thúc đẩy bài giảng trở nên sinh động, tăng tương tác và thu hút học sinh. Hãy khai thác tiềm năng của chúng để xây dựng nên một môi trường học tập đa dạng giúp mang lại hiệu quả cao. Theo dõi chúng tôi ngay để được tham khảo những kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả nhé.