Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng để hệ tiêu hóa của trẻ dần quen thuộc với các loại thực phẩm thông thường. Chính vì vậy, việc lựa các món cháo ăn dặm cho bé trong giai đoạn này cần được các bà mẹ cân nhắc kỹ lưỡng. Cháo ăn dặm phải đảm bảo sử dụng nguyên liệu phù hợp, chế biến đúng cách và đầy đủ những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của bé.
Chọn nguyên liệu nấu cháo ăn dặm theo giai đoạn
Mỗi giai đoạn phát triển, cơ thể bé sẽ có đặc điểm và nhu cầu khác biệt. Các mẹ cần chú ý để lựa chọn loại thực phẩm, cũng như sử dụng tỉ lệ gạo – nước phù hợp để chuẩn bị những món ăn dinh dưỡng chất lượng nhất.
Giai đoạn trẻ 4 – 6 tháng tuổi
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, ở giai đoạn 4 -6 tháng tuổi, các nguyên liệu chủ yếu mà bạn có thể cho vào thực đơn ăn dặm của bé bao gồm các nhóm rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa. Với rau, các loại có màu xanh thẫm sẽ tốt hơn và chỉ nên sử dụng phần lá, loại bỏ phần cọng và thân cứng. Với củ quả thì lựa chọn các loại có thể nấu mềm nhừ như khoai, cà rốt, bí đỏ, cà chua,…
Bạn nên hạn chế một số loại rau, củ, quả có khả năng gây dị ứng cho bé như lúa mì, lúa mạch, đậu nành hay bắp. Nếu bạn vẫn muốn đưa những nhóm nguyên liệu này vào thực đơn, nên sử dụng riêng từng loại và cho bé thử một lượng nhỏ trước. Trong trường hợp không có hiện tượng nào khác, bạn có thể yên tâm sử dụng.
Thêm vào đó, vì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm, các mẹ nên nấu cháo thật loãng với tỉ lệ 1:12. Các bé sẽ dần làm quen với việc dùng răng nhai, hệ tiêu hóa cũng bắt đầu sản sinh các loại men quan trọng khác, thúc đẩy hoạt động của dạ dày.
Giai đoạn trẻ 7 – 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn tiếp theo, cơ thể bé đã dần quen thuộc với việc tiếp nhận các loại thức ăn nên có thể cho bé sử dụng thêm các nhóm thực phẩm khác gồm thịt, cá, trứng, gà, tôm.
Riêng với các loại nguyên liệu thủy hải sản, bạn chỉ nên sử dụng cho khoảng 3 bữa mỗi tuần và mỗi lần khoảng 150 g. Đồng thời, bạn cũng cần cho bé thử các món ăn này trước để đảm bảo bé không bị dị ứng.
Ngoài ra, một số loại thủy hải sản khác đặc biệt là hàu, hến, ngao, sò,… có khả năng gây dị ứng cho bé nên không thích hợp để sử dụng vào giai đoạn này.
Về tỉ lệ gạo nước để nấu cháo ăn dặm cho bé, bạn có thể sử dụng tỉ lệ 1:10 vào tháng thứ bảy, sau đó tăng dần tỉ lệ gạo để lên 1:8 vào khoảng tháng thứ 9 và 1:6 vào tháng 11.
9 loại cháo ăn dặm dinh dưỡng giúp con thông minh và khỏe mạnh
Dựa trên cách lựa chọn nhóm nguyên liệu ở trên, bạn có thể tham khảo và sử dụng các loại cháo ăn dặm được giới thiệu dưới đây để đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé.
Cháo gà cà rốt
Món cháo ăn dặm gồm 3 nguyên liệu chính là gà, cà rốt.
Cà rốt và hành tây trong món cháo đều là các loại rau củ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, cà rốt là thực phẩm chứa nhiều vitamin A và carotenoid rất tốt cho sức khỏe của mắt. Trong khi đó, thịt gà cung cấp lượng chất đạm, chất béo cần thiết cho cơ thể.
Trước khi nấu cháo, bạn cần thái nhỏ hoặc xé sợi thịt gà và băm nhỏ phần rau củ. Có hai cách chế biến cháo gà cà rốt.
- Cách 1: Xòa hành rồi bỏ thêm thịt gà, cuối cùng là cà rốt. Khi thức ăn chín mềm thì nấu cùng với cháo và ninh nhừ.
- Cách 2: Bạn luộc qua toàn bộ nguyên liệu trước khi thái nhỏ. Khi phần cháo chín thì bỏ các nguyên liệu này vào nấu nhừ.
Cháo ăn dặm với tôm tươi
Tôm chứa nhiều protein cũng như các nhóm axit amin thiết yếu hỗ trợ việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng cho bé. Thêm vào đó, tôm cũng là thực phẩm giàu canxi, giúp sự phát triển hệ xương của trẻ.
Thực hiện sơ chế tôm qua các bước rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu và đuôi, lấy chỉ đen, sau đó giã hoặc xay nhỏ thịt tôm. Lấy phần tôm nấu cùng gạo và nước dùng rau củ, đun đến khi cháo chín mềm.
Cháo chim câu, đỗ và ngô ngọt
Sử dụng ba loại thực phẩm chính gồm thịt chim câu, đỗ Hà Lan và ngô ngọt, món cháo ăn dặm này là thực đơn vô cùng bổ dưỡng dành cho bé.
Trong đó, thịt chim câu có hàm lượng dinh dưỡng được đánh giá là gấp 9 lần so với thịt gà, cung cấp protein, chất béo, các nhóm axit amin quan trọng, vitamin và vô số chất dinh dưỡng khác.
Khi chế biến, bạn luộc chín tất cả các loại nguyên liệu. Phần thịt chim cần được tách khỏi xương và xé hoặc băm nhỏ. Phần đỗ và ngô ngọt sẽ được xay rồi trộn với bột gạo để nấu cháo. Chờ đến khi cháo chín thì bỏ thêm thịt chim, đợi sôi lại là bạn có thể tắt bếp.
Cháo ăn dặm cá lóc
Cá lóc là nguyên liệu hàng đầu cho các món ăn bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Trong 100g thịt cá có đến 18.2 g đạm, 90 mg Canxi, 2.3g Vitamin PP và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Để làm chế biến cá lóc làm cháo ăn dặm, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc làm sạch, lọc bỏ xương cá. Phần xương có thể được sử dụng ninh nước dùng nhưng cần ray lại để tránh sót xương cá khi nấu cháo.
Xay đậu xanh và gạo nấu thành cháo. Khi gần chín thì cho thêm thịt cả. Đợi cháo sôi lại thì tắt bếp để tránh mất chất dinh dưỡng.
Cháo thịt lợn khoai lang
Trong món cháo ăn dặm này, ngoài khoai lang, bạn có thể sử dụng thêm cà rốt để gia tăng giá trị dinh dưỡng và khiến món ăn của bé có màu sắc bắt mắt, ngon miệng hơn.
Hấp hoặc luộc chín mềm phần khoai lang và cà rốt. Với những bé mới bắt đầu ăn dặm, bạn nên nghiền nhỏ, nghiền mịn phần rau củ này trước khi cho vào nấu cháo. Với các bé lớn hơn một chút, bạn chỉ cần thái nhỏ và luộc cho chín mềm là đã có thể sử dụng.
Bạn bỏ các nguyên liệu gồm bột gạo, phần rau củ chín và thịt lợn băm nhỏ vào nấu chín nhừ và cho các bé thưởng thức.
Cháo lòng đỏ trứng gà
Trứng gà được sử dụng phổ biến, hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp các bé ngon miệng mà cách thức chế biến lại đơn giản, không quá cầu kỳ. Các mẹ chú ý, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì cho trẻ ăn lòng trắng trứng sẽ khiến trẻ dễ bị dị ứng.
Trước tiên, luộc chín phần lòng đỏ trứng gà rồi nghiền thành bột mịn. Lấy bột lòng đỏ trứng gà trộn chung với phần bột gạo xay để nấu cháo. Đem phần hỗn hợp bột này nấu cháo, khi cháo nhừ, sánh mịn lại là có thể cho các ăn bé sử dụng.
Cháo thịt bò khoai tây cà rốt
Tương tự với cách chế biến các món cháo ăn dặm khác, bạn thái nhỏ và nấu chín mềm phần rau củ gồm khoai tây và cà rốt. Lấy phần rau củ này bỏ cùng với bột gạo để nấu thành cháo.
Riêng với phần thịt bò, bạn nên thái thành các miếng thịt nhỏ, mỏng. Sử dụng một chít dầu và tỏi để xào chín phần thịt bò này trước, khi nồi cháo sôi lên thì bỏ thịt vào nấu cùng cho đến khi cháo nhừ.
Cháo lươn đồng
Trên thực tế, dù lươn không phải nguyên liệu quá quen thuộc với nhiều bà mẹ nhưng hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt lươn vô cùng thích hợp để chế biến cháo ăn dặm cho bé. Hàm lượng chất đạm, chất béo của lươn sẽ đặc biệt phù hợp với những bé còi xương, suy dinh dưỡng.
Với phần thịt lươn, sau khi sơ chế và luộc chín, bạn cần tách phần thịt và xay nhỏ. Phần xương được giữ lại để nấu nước dùng tương tự với chế biến cháo cá. Ngoài ra, các mẹ nên sử dụng thêm một chút khoai môn để cân bằng hương vị và dinh dưỡng trong cháo.
Nấu như phần khoai môn với gạo trước rồi cho thịt lươn vào, đun sôi lại.
Cháo ăn dặm cua đồng bí đỏ
Cua đồng chứa nhiều vitamin, muối khoáng và canxi, là loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho hệ xương của bé. Lưu ý, bạn chỉ nên đưa cua đồng vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé khi bé trên 7 tháng tuổi.
Phần cua đồng các bạn sơ chế như thông thường, tách riêng phần gạch cua, xay hoặc giã thịt cua rồi lọc lấy nước cốt. Đảo qua phần gạch cua với hành khô băm nhỏ.
Bí đỏ hấp chín nhừ, bạn có thể giã hoặc nghiền nát phần bí đỏ này rồi trộn với bột gạo. Lấy nước cốt cua lọc được trước đó làm nước nấu cháo. Đợi cháo chín thì bỏ phần gạch cua rồi đun sôi.
Ngoài ra mẹ có thể sử dụng các loại cháo dinh dưỡng khác được làm sẵn để bổ sung thực đơn cho bé, mẹ có thể tìm hiểu tại Matsuya, Heinz, Meiji…
Với 9 món cháo ăn dặm dinh dưỡng trên đây của THCS Lê Hồng Phong, các mẹ có thể tìm hiểu và thay đổi, bổ sung thêm một vài nguyên liệu khác để làm phong phú thêm thực đơn ăn dặm cho các bé, đảm bảo các bé được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết để phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ.