Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc học không chỉ giới hạn ở trên giảng đường nữa, mà đã phát triển sang hình thức trực tuyến (Elearning). Hình thức này có nhiều ưu điểm mà bản thân hình thức học tập truyền thống không có. Tuy có rất nhiều ưu điểm như vậy nhưng không phải ai cũng áp dụng đúng phương pháp học tập mới lạ này. Hãy đọc những điều được chia sẻ dưới đây hiểu hơn về phương pháp ứng dụng elearning – học trực tuyến nhé.
Phương pháp học trực tuyến (E-learning) là gì?
E-learning là phương thức học tập có sử dụng kết nối giữa học viên và giảng viên với nhau và trao đổi tài liệu học tập (web học trực tuyến, đĩa CD, băng video, audio…) thông qua một máy vi tính, điện thoại thông minh nối với một thiết bị tương tự ở nơi khác có kết nối Internet để phục vụ công việc học. Hiện nay hình thức E-learning đã mở rộng hơn rất nhiều, nó có thể được diễn ra dưới dạng thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video…
Áp dụng thiết kế web elearning, phương pháp học này có những ưu điểm khắc phục những hạn chế của phương pháp học truyền thống. Chẳng hạn không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, bởi người học có thể tiếp cận bài giảng ở mọi nơi, chỉ cần có thiết bị và Internet. Ngoài ra, một số phần mềm quản lý trung tâm tiếng Anh còn có video và các công cụ lưu lại lời giảng và giáo án, để sinh viên có thể lưu trữ và tham khảo lại. Theo thống kê, E-learning còn giúp Tiết kiệm khoảng 60% chi phí như chi phí di chuyển, chi phí mặt bằng, điện lực… Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng ký khoá học và thậm chí có thể đăng ký nhiều khoá học mà họ cần.
Tuy nhiên, E-learning không phải không có những mặt chưa hoàn thiện. Trong đó khuyết điểm lớn nhất của nó là việc truyền tải thông tin và tương tác giữa học viên và giảng viên. Mọi thứ chỉ có thể đơn giản truyền tải thông qua chiếc máy tính, nên học viên có thể bị hạn chế trong việc phát biểu đưa ra ý kiến bản thân, cũng như hỏi đáp thắc mắc với giảng viên. Ngoài ra, không ở trên giảng đường, không khí học tập cũng bị xáo trộn ít nhiều, khiến cho người học thường ít tập trung tốt vào bài giảng. Đó là lý do người tham gia khóa học E-learning đòi hỏi phải có khả năng làm việc độc lập, ý thức tự giác cao độ cùng khả năng tương tác qua mạng tốt với giảng viên và các học viên khác. Và ngày càng ứng dụng elearning được nhiều người tin tưởng hơn.
Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng điều mà Elearning mang lại lớn hơn rất nhiều. GrooveTechnology – một công ty phần mềm đang cung cấp giải pháp Edutech Groove eLearning Solutions (hệ thống quản lý đào tạo) cho các doanh nghiệp, cá nhân tại thị trường Global cho biết thêm rằng: “Elearning tại các quốc gia khác đã phát triển rất lớn mạnh và đang bỏ xa sự phát triển tại thị trường Việt Nam. Mặc dù Việt Nam cũng đang có sự tăng trưởng vượt bậc về E-learning (cả nhu cầu của người học và giải pháp cung cấp) nhưng vẫn cần thêm nhiều thời gian để nhu cầu này tăng thêm. Đỉnh điểm là Covid 19 vừa qua đã là 1 đòn bẩy rất lớn cho việc giáo dục trực tuyến bằng nhiều hình thức, công nghệ.”
Ứng dụng E-learning trong dạy và học
1/ Công cụ giáo án điện tử
Theo Mona Software, các công cụ giúp cho việc tạo nên toàn bộ giáo án dạy học của giáo viên trên lớp, theo xu hướng multimedia hoá một cách chi tiết, giúp cho việc lên kế hoạch, tổ chức dạy và hóa hợp lý, logic, khoa học, tiết kiệm thời gian cũng như đạt hiệu quả về mặt sắp xếp và lưu trữ hơn. Việc thực hiện này thường thông qua một trang web hay một ứng dụng với các thao tác đơn giản như nhập các thông tin về học viên, bài giảng, lớp học dưới dạng như text, hình ảnh, âm thanh, các hoạt hình, và video chỉ bằng việc kéo thả, và trình bày nội dung chi tiết vào như trình bày trong Powerpoint. Nội dung giáo án có thể xuất ra theo nhiều định dạng khác nhau như HTML, CD-ROM, hoặc các gói tuân theo chuẩn SCORM/AICC.
2/ Công cụ mô phỏng
Mô phỏng là quá trình phát triển mô hình hoá để mô phỏng một đối tượng cần nghiên cứu với một tập các công thức toán học. Hiện nay công cụ mô phỏng đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, y học, vật lý học, khảo cổ, công nghệ thông tin… với các công cụ nghiên cứu và thuật toán mô phỏng các hiện tượng thời tiết, các phản ứng hoá học, quá trình sinh học trong tự nhiên, hay vận hành các công cụ máy tính… Mô phỏng mà được nhiều người biết đến nhất là Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính như mô phỏng trong hoạt hình (animation) hay phim ảnh (Computer-generated imagery – CGI), cho phép chúng ta sản xuất các phim có tính chuyên nghiệp cao, trò chơi điện tử và các sản phẩm nghệ thuật từ chính hệ thống máy tính. Trong lĩnh vực thiết kế hiện nay, quy trình thiết kế đã được nâng cấp từ bản vẽ trên máy tính, mô phỏng tối ưu hóa, sản xuất bằng máy in 3D sẽ trở thành xu hướng sản xuất mới cho tương lai.
3/ Công cụ bài giảng điện tử
Tiếp nối công cụ giáo án điện tử, thì người ta đã áp dụng phương pháp E-learning trong các bài giảng điện tử, đặc biệt tại các trường học quốc tế hiện nay, mà điển hình là Powerpoint. Với phần mềm này bạn có thể tạo các bài trình bày nhanh chóng, dễ dàng, thông tin cũng được trình bày đa dạng, mới mẻ hơn với đủ định dạng như text, video, hình ảnh, audio, GIF… Không chỉ riêng giáo viên, mà học viên còn dùng công cụ này để trình bày đồ án, giúp tập thể xem và đưa ra ý kiến dựa trên phần trình bày đó. Hơn nữa, các phần mềm bài giảng điện tử hiện nay còn cung cấp tính năng phát trực tiếp qua Internet.
4/ Công cụ tạo bài kiểm tra
Là các ứng dụng giúp giảng viên hay nhà trường tạo ra, phân phối các bài kiểm tra thông qua Internet. Hiện nay các công cụ này, nổi bật là ứng dụng mã nguồn LMS còn tích hợp cả khả năng tự chấm điểm (đối với hình thức trắc nghiệm), chia điểm trung bình, tổng hợp và báo cáo. Giảng viên có thể sử dụng các bài kiểm tra này trong nhiều trường hợp khác nhau kiểm tra đầu vào, kiểm tra giữa kỳ, các kì thi chính thức. Trong đó điển hình kỳ thi IELTS là ứng dụng hình thức kiểm tra điện tử này, và học viên có thể biết được kết quả ngay lập tức.
5/ Công cụ seminar điện tử
Seminar điện tử (hay còn gọi webinar), hiểu nôm na “một cuộc hội thảo qua Internet”, là một nền tảng trực tuyến cho phép bạn quản lý, tham gia cuộc họp ảo thông qua các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối Internet mà không cần gặp nhau trực tiếp. Cũng giống như lớp học trực tuyến, webinar cung cấp một môi trường mà bạn có thể tiếp nhận nhiều lựa chọn, thông tin, nhiều phương pháp để trao đổi cũng như tương tác với nhau mà không hạn chế bởi không gian và thời gian. Webinar được áp dụng cho các cuộc họp nhóm nội bộ, đặc biệt nếu bạn làm việc trong môi trường đa quốc gia, hiện nay nó đã được mở rộng như một dạng khóa học trực tuyến ngắn hạn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ E-learning và cũng như những ứng dụng elearning vào dạy học, để bạn có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn phù hợp của mình. Chúc bạn thành công.
>> Đọc thêm: 9 phương pháp xây dựng nội dung Elearning hiệu quả tại đây <<