Xe cấp cứu là phương tiện được ưu tiên hàng đầu vì thực hiện sứ mệnh quan trọng giành lại sự sống cho bệnh nhân. Nếu chẳng may bạn hoặc người thân đang gặp trường hợp khẩn cấp nguy hiểm đến tính mạng nhưng chưa biết làm thế nào để gọi xe cứu thương thì nhất định không được bỏ qua bài viết dưới đây. Trang lập trình Lê Hồng Phong sẽ hướng dẫn gọi xe cấp cứu nhanh nhất ở TPHCM gửi đến bạn tham khảo, tìm hiểu ngay nhé!
Khi nào cần gọi xe cấp cứu?
Khi rơi vào những trường hợp dưới đây, bạn nhất định phải gọi ngay xe cấp cứu để không gặp phải những sự cố đáng tiếc:
Trường hợp 1: Nhận thấy người bệnh đột ngột có những biểu hiện như sau:
- Lên cơn đau thắt ở vùng ngực, đặc biệt là vùng ngực trái.
- Bỗng dưng khuôn mặt trở nên tím tái và bị khó thở, nói chuyện khó khăn.
- Đau đầu nhiều, tay chân tê liệt, lên cơn co giật và rời vào tình trạng mê man.
Trường hợp 2: Nhận thấy người bệnh gặp một trong những trường hợp sau đây:
- Gặp tai nạn nguy hiểm đến tính mạng như bị bỏng, điện giật, chết đuối, té ngã từ trên cao, bị động vật hoặc côn trùng cắn.
- Bị tai nạn giao thông nghi có chấn thương ở vùng đầu, ngực, bụng và thấy chảy máu.
- Những người bất ngờ bị ói mửa, chóng mặt đau đầu sau khi ăn nghi ngộ độc thức ăn.
- Thai phụ đang khỏe mạnh bỗng dưng trở mệt.
Một số lưu ý khi gọi xe cấp cứu
Để gọi xe cấp cứu đúng cách và nhanh chóng, người gọi cần lưu ý một số điều sau đây:
- Khi gọi đến số điện thoại của trung tâm cấp cứu bạn không được tắt máy điện thoại trước khi nhân viên y tế chưa kịp tiếp nhận đầy đủ thông tin hoặc chưa khai thác được hết thông tin liên quan tới tình trạng của bệnh nhân cũng như vấn đề xảy ra.
- Trung tâm cấp cứu sẽ tư vấn trực tiếp và thông qua bộ phận điều hành cấp cứu cử xe cấp cứu đến tại nhà hoặc tại hiện trường để cấp cứu người bệnh kịp thời.
- Trong thời gian chờ xe cấp cứu tới, người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật sơ cứu ban đầu cho người bệnh qua điện thoại. Do đó bạn cần lắng nghe thật kỹ những hướng dẫn của nhân viên y tế để thực hiện sơ cứu đúng cách.
- Tại nhà hoặc tại hiện trường, người bệnh sẽ được xử trí cấp cứu ban đầu kịp thời. Được theo dõi, chăm sóc y tế bởi đội ngũ y chuyên nghiệp suốt hành trình di chuyển đến bệnh viện gần nhất.
- Nhằm giúp người dân có thể liên hệ đến tổng đài cấp cứu nhanh nhất, khi khách hàng sử dụng dịch vụ di động ở bất kỳ địa phương gọi tới tổng đài đều không cần nhập mã vùng.
Hướng dẫn gọi xe cấp cứu nhanh nhất ở TPHCM
Nếu gặp những tình huống kể trên, bạn hãy nhanh tay thực hiện theo những bước sau để gọi xe cấp cứu đúng cách:
- Hãy gọi ngay đến số điện thoại cấp cứu 115 khi thấy các trường hợp như nêu trên xảy ra.
- Cung cấp địa chỉ cụ thể nơi xảy ra tai nạn hoặc địa chỉ nhà người bệnh để xe cấp cứu nhanh chóng đến nơi ngay sau khi nhận cuộc gọi.
- Người gọi hãy nói rõ về tình trạng bệnh nhân cho nhân viên trực tổng đài để có hướng giải quyết trước mắt trong khi chờ xe cấp cứu đến. Tuyệt đối không được tắt máy điện thoại trước khi nhân viên y tế chưa kịp tiếp nhận đầy đủ thông tin.
- Cần cung cấp số điện thoại liên lạc của người gọi cấp cứu và thông báo nơi đón xe thuận tiện nhất.
- Cần đem theo giấy tờ của người gặp nạn để liên hệ người nhà bệnh nhân trong những trường hợp cần đưa ra quyết định quan trọng.
- Nếu là tai nạn liên hoàn thì người gọi cần cung cấp đầy đủ thông tin về loại tai nạn, số lượng nạn nhân và tình trạng của mỗi người để điều đủ số lượng xe cứu thương đến hiện trường.
Cần làm gì trong lúc chờ đợi xe cứu thương đến
Trong lúc chờ đợi xe cứu thương đến, trước tiên người gọi xe cần bình tĩnh và tùy trường hợp khác nhau để áp dụng những thao tác sơ cứu giúp nạn nhân vượt qua cơn nguy hiểm. Cụ thể:
- Khi nhận thấy bệnh nhân chảy nhiều máu, bạn phải dùng khăn hoặc vải sạch ép thật chặt để băng bó và cầm máu vết thương.
- Nếu bệnh nhân bị vết thương ở tay hoặc chân, bạn hãy giơ tay chân có vết thương lên cao.
- Nếu người bệnh bị bất tỉnh do giật điện, bạn phải đảo bảo ngắt điện trước khi tiếp cận bệnh nhân.
- Khi nhận thấy bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê hoặc ngừng thở phải gọi ngay những người xung quanh để được hỗ trợ và thực hiện các biện pháp hồi sinh tim phổi.
- Nếu xung quanh không có ai giúp đỡ, bạn hãy sơ cứu nạn nhân như sau: Đặt hai bàn tay chồng lên nhau và ép xuống giữa lồng ngực của người bệnh ít nhất 100 lần trong thời gian một phút. Cứ 30 lần ép lồng ngực, bạn hãy thực hiện thổi ngạt 2 lần cho bệnh nhân.
- Trong tất cả trường hợp trên, địa chỉ xảy ra tai nạn hoặc địa chỉ nhà không thuận tiện khi gọi cấp cứu thì bạn cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Chú ý trong lúc di chuyển người bệnh, bạn hãy thận cẩn thận khi đặt nạn nhân trên phương tiện di chuyển để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Trong trường hợp xe cấp cứu tại khu vực TPHCM đang quá tải, bạn có thể liên hệ ngay đến đơn vị cho thuê xe cấp cứu uy tín để bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong thời gian nhanh nhất.
Việc phải gọi xe cấp cứu khẩn cấp là điều không một ai mong muốn. Tuy nhiên, chúng tôi tin chắc rằng bất kỳ ai cũng cần phải lưu lại những hướng dẫn gọi xe cấp cứu nhanh nhất ở TPHCM mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên để áp dụng trong những trường hợp cấp bách. Đừng quên theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi ở những bài viết sau để bỏ túi nhiều thông tin giá trị khác bạn nhé!