Marketing đang là một trong những ngành hot hứa hẹn với những phát triển vượt bậc trong tương lai. Đây cũng là một ngành được đánh giá là đem lại thu nhập khá hiện nay. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lại chưa thực sự hiểu về marketing, băn khoăn không biết học marketing ra trường làm gì? Thu nhập marketing bao nhiêu? Ai nên học marketing? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về những điều này, hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết về ngành học marketing trong bài viết dưới đây nhé.
Khái quát về ngành marketing
Marketing là một thuật ngữ kinh doanh với nhiều định nghĩa khác nhau. Hiểu một cách khái quát, marketing là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng. Nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Là quá trình tạo dựng giá trị cũng như mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm thu về giá trị lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp. Với mục tiêu chính là trở thành cầu nối bền chặt giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Với sự phát triển của nền kinh tế, hội nhập sâu rộng trong nền kinh tế thì sản xuất cùng ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. Mỗi tổ chức, đơn vị doanh nghiệp sẽ phải sở hữu cho mình những nhân tài trong lĩnh vực marketing nhằm khẳng định, duy trì chỗ đứng trên thị trường. Cũng từ nhu cầu đó, ngành marketing ra đời.
Ngành marketing đào tạo hệ thống các kiến thức nền tảng về marketing hiện đại với nhiều khía cạnh như:
- Nghiên cứu thị trường
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng
- Thiết kế chương trình phân phối sản phẩm
- Tổ chức phân phối sản phẩm
- Định giá sản phẩm
- Quảng bá thương hiệu, chụp ảnh công ty
- Tổ chức sự kiện,…
Việc theo học ngành marketing sẽ giúp người học có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường, hành vi người tiêu dùng, nhu cầu khách hàng. Đồng thời, người học biết hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu, phát triển thương hiệu – sản phẩm hiệu quả và nhạy bén hơn trong nhận biết thời cơ và thách thức.
Học marketing ra trường làm gì?
Học marketing mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người học. Bởi bất kỳ lĩnh vực nào, công ty hay ngành nghề nào đều cần tới marketing. Tiềm năng về công việc với marketing không giới hạn.
Tham khảo: Marketing Career Opportunities
Sau khi hoàn thành khóa học marketing, người học có đủ năng lực để đảm nhận nhiều vị trí khác nhau. Đặc biệt, bạn có thể tìm thấy các cơ hội việc làm ở một số danh mục sau:
- Lĩnh vực nghiên cứu thị trường
- Lĩnh vực quản lý thương hiệu
- Lĩnh vực quảng cáo
- Lĩnh vực xây dựng kế hoạch, tổ chức sự kiện chương trình khuyến mãi
- Lĩnh vực quan hệ công chúng, chăm sóc khách hàng
- Lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy về marketing, quản trị marketing,…
Trong từng khía cạnh việc làm trên, người học marketing với lượng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân mà có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau.
Ví dụ:
- Với lĩnh vực nghiên cứu thị trường: giám đốc nghiên cứu thị trường, quản lý nghiên cứu thị trường, giám sát nghiên cứu thị trường, chuyên viên phân tích thị trường.
- Với quản lý thương hiệu, bạn có thể trải nghiệm các vị trí như: Giám đốc thương hiệu, giám đốc sản xuất, giám đốc phát triển sản phẩm,…
- Với quảng cáo: quản lý quảng cáo, giám đốc bán hàng, giám đốc điều hành, nhà hoạch định tài khoản, giám đốc truyền thông, điều phối viên truyền thông, người mua truyền thông,…
- Với quan hệ công chúng: tư vấn viên, điều hành,…
Học ngành marketing, bạn có thể làm việc ở rất nhiều đơn vị khác nhau như:
- Công ty truyền thông, quảng cáo, nghiên cứu thị trường
- Công ty, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực vực và hình thức khác nhau
- Bộ phận truyền thông, phát ngôn báo chí của nhà nước,…
- Các trường trung cấp, cao đẳng, đại học đào tạo ngành marketing,…
- Làm freelancer nhận các dự án độc lập bên ngoài.
Cơ hội việc làm của ngành marketing vẫn đang và sẽ mở rộng hơn nữa. Không chỉ cơ hội việc làm trong nước mà cả trên thế giới. Bởi vậy, người học hoàn toàn có thể yên tâm theo học và định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Marketing thu nhập bao nhiêu?
Ngoài cơ hội việc làm thì thu nhập của ngành marketing cũng được nhiều người học quan tâm. Marketing cũng được đánh giá là 1 trong 10 ngành nghề có mức lương cao nhất tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Ở vị trí càng cao thì mức lương sẽ càng cao, tính bình quân mức lương cơ bản cho từng vị trí như sau:
- Đối với sinh viên mới ra trường: lương cơ bản ngành marketing là: 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm, lương trung bình từ 7 – 8 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên marketing khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: lương cơ bản từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Cấp quản lý marketing có lương cơ bản từ 20 – 30 triệu đồng/tháng.
Có nên học marketing không?
Có thể ví marketing như “mạng sống” của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Bởi đây chính là cấu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp đem những giá trị tới cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Theo kinh nghiệm của Mona SEO thì marketing vẫn luôn là một lĩnh vực rộng lớn từ quảng cáo, viết lời quảng cáo, nghiên cứu thị trường, quản trị thương hiệu, tổ chức sự kiện,… Tất cả các mảng trong marketing đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bạn có thể chỉ làm một mảng nhỏ của marketing, nhưng cũng có thể trở thành nhà quản lý am hiểu rất nhiều mảng trong marketing.
Bạn cũng có thể cố gắng từ những nhân viên ở các đơn vị doanh nghiệp để bước lên con đường thăng tiến cao trở thành nhũng nhà quản lý. Hay cũng có thể học kỹ năng, rèn luyện kinh nghiệm cho các dự án cá nhân trong tương lai. Xã hội còn phát triển quan hệ khách hàng – nhà bán hàng, hẳn vẫn còn marketing tồn tại. Chỉ là từ hình thức này sang hình thức khác mà thôi.
Bởi vậy, nếu bạn thật sự yêu thích ngành marketing, hãy học, trải nghiệm và tiến bước vào ngành nghề này. Nhưng để học và làm marketing hiệu quả, người học cần có những tố chất cơ bản sau:
- Năng động, sáng tạo, tự tin, nhạy bén trong quan sát và xử lý tình huống.
- Có niềm đam mê và nhiệt huyết với kinh doanh, marketing.
- Có kỹ năng giao tiếp, khéo léo, biết lắng nghe, nắm bắt tâm lý khách hàng – đối tác tốt.
- Khả năng trình bày trước cá nhân/đám đông và thuyết phục người khác.
- Kiên trì, có kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
- Ham học hỏi, tìm tòi và tự trau dồi các kiến thức, kỹ năng cho bản thân.
Những tố chất có thể sẵn có, nhưng có thể bạn cũng chưa phát hiện ra hoặc cần “mài dũa” theo thời gian. Nhưng nếu đam mê, hãy thử sức. Vì nếu bạn không thử, sẽ chẳng biết có phù hợp và làm tốt được nó hay không.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu được học marketing ra trường sẽ làm gì, thu nhập bao nhiêu mà có nên quyết định học không? Chúc bạn có được quyết định tốt nhất cho bản thân đối với ngành nghề của mình trong tương lai.