Trong cuộc sống có những tình huống mà ta không thể lường trước được như các tai nạn bất ngờ ập đến. Do đó để bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh bạn nên có hiểu biết và các kỹ năng sơ cứu cơ bản. Bài viết sau đây THCS Lê Hồng Phong sẽ giới thiệu các kỹ năng sơ cấp cứu một số tai nạn thường gặp trong đời sống.
Sơ cấp cứu cho người bị điện giật
Đối với những người bị điện giật không chỉ nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến người cứu giúp nếu không biết cách sơ cứu. Để sơ cứu một cách an toàn và hiệu quả cho cả đôi bên bạn thực hiện các thao tác sau:
- Ngay lập tức ngắt nguồn điện tiếp xúc với nạn nhân. Trong trường hợp mắc dây điện mà không thể ngắt nguồn điện chính thì cần sử dụng đồ vật cách điện, khô ráo để hất dây điện ra khỏi khu vực đó.
- Gọi cho 115 để kịp thời cấp cứu cho nạn nhân. Trong khi chờ xe cứu thương đến bạn cần kiểm tra tình trạng của nạn nhân, xem họ còn thở không, nhịp tim và các vết thương xuất hiện trên người để kịp thời sơ cứu.
- Trong trường hợp nạn còn thở, nghiêng người nạn nhân để họ thở dễ hơn và loại được đờm. Trong trường hợp xấu hơn khi nạn nhân không còn thở nữa phải hồi sức tim phổi ngay.
- Không được gỡ bỏ quần áo nạn nhân tại các vị trí bỏng nặng khiến dính quần áo vào da
Sơ cấp cứu cho người bị ngạt thở
Khi bị ngạt thở, khó thở thì người bệnh cần hồi sức tim phổi ngay lập tức để có thể cấp cứu trong thời gian ngắn. Hồi sức tim phổi là kỹ năng cơ bản mà mọi người nên học vì kỹ năng này được sử dụng nhiều trong các trường hợp như đuối nước, bất tỉnh, ngừng tim, điện giật, …
Nếu bạn gặp phải một trong những tình huống trên điều đầu tiên cần làm đó là gọi ngay 115 để xe cứu thương đến kịp thời hoặc thuê xe từ các đơn vị y tế thứ ba chất lượng như: capcuuvang.com, sieuthihyundai.com, vanchuyencapcuu.net,… Sau đó bạn tiến hành các bước sơ cứu sau:
- Di chuyển nạn nhân đến vị trí thoáng mát, đặt tư thế nằm ngửa.
- Để lưu thông máu và dễ thở hơn cần nới lỏng quần áo nạn nhân như cởi cúc áo quần, tháo bỏ thắt lưng, cà vạt, …
- Sau đó quỳ gối trước mặt nạn nhân, hai tay đan vào nhau đặt vào giữa phần ngực của nạn nhân và nhấn mạnh.
- Tư thế và thao tác hô hấp nhân tạo cần nhanh và dứt khoát. Tay để thẳng, dùng sức nhấn vào lồng ngực xuống khoảng 3 đến 4cm, sau đó nhả nhẹ dần. Bạn thực hiện ép lồng ngực khoảng 100 lần/phút với nạn nhân trên 1 tuổi. Trẻ nhỏ hơn thì cần thực hiện nhẹ nhàng hơn bằng cách dùng hai ngón tay ép lồng ngực.
- Thực hiện hô hấp nhân tạo thực hiện sau khi ép lồng ngực. Để thực hiện được hô hấp nhân tạo bạn hãy nâng đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau, một tay dùng để bịt nhẹ phần mũi một tay thì kéo cằm để miệng mở ra.
- Bạn phải hít một hơi thật sâu để có khí cấp cho nạn nhân và thổi hai hơi liên tục, mỗi phút khoảng 20 lần đối với nạn nhân từ 8 tuổi trở lên. Còn với các trường hợp nhỏ tuổi hơn thì bạn thực hiện thổi ngạt 20 đến 30 lần mỗi phút, mỗi nhịp 1 lần thổi.
- Bạn thực hiện hô hấp nhân tạo vừa phải, đủ sức sau một hơi thấy lồng ngực nhô lên là đã đạt yêu cầu.
- Cứ sau 5 lần ép tim thì hô hấp nhân tạo một lần cho đến khi nạn nhân tỉnh lại.
Việc hồi sức tim phổi này gây tốn nhiều sức lực nhưng cần thực hiện kịp thời để tránh gây ra các hậu quả sau này.
Sơ cứu cho người bị bỏng
Đối với trường hợp bị bỏng thì có các cấp độ bỏng khác nhau, tuy nhiên dù ở cấp độ nào thì bỏng cũng gây ra hiện tượng đau rát, hỏng phần da thịt bị bỏng. Nếu rơi vào trường hợp bỏng nặng còn đe dọa tính mạng con người. Kỹ năng sơ cứu cho bệnh nhân bị bỏng tốt nhất là:
- Bỏng nước sôi, bô xe hay hỏa hoạn: làm dịu vết bỏng bằng nước, ngâm vùng bị thương trong nước khoảng 20 phút đến khi không còn rát nữa. Sau đó dùng thuốc trị bỏng và băng vết bỏng lại. Nếu như bỏng nặng sau khi sơ cứu thì cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý vết thương tốt nhất.
- Bỏng hóa chất: một số loại hóa chất gây bỏng nặng như axit sẽ làm cháy da, cần làm dịu vết thương bằng cách đặt dưới vòi nước chảy nhẹ, sau đó lập tức di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để chữa kịp thời.
Với các vết bỏng nhẹ bạn có thể hoàn toàn xử lý tại nhà với hướng dẫn của bác sĩ và các loại thuốc cần thiết. Tuy nhiên không nên bôi bừa các loại thuốc không rõ nguồn gốc và công dụng tránh làm vết thương trở nên nặng hơn.
Trường hợp chảy nhiều máu
Với nạn nhân bị chảy quá nhiều máu cần cấp cứu để tránh gây mất máu quá nhiều dẫn đến ngất, tụt huyết áp, buồn nôn, …Trước khi sơ cứu vết thương bạn cần làm sạch tay và các dụng cụ tránh gây nhiễm trùng máu cho nạn nhân. Xác định đúng các vị trí đang chảy máu và tiến hành cầm máu ngay.
Dùng băng gạc trong y tế để cầm máu tại vết thương, trong trường hợp không có băng gạc thì dùng miếng vải sạch thay thế. Lưu ý không băng vết thương quá chặt như vậy sẽ làm tắc nghẽn lưu thông máu. Theo dõi bệnh nhân nếu các đầu ngón tay thâm tím thì cần nới lỏng vết băng để máu lưu thông.
Nếu miếng gạc ban đầu bị thấm đẫm máu thì bạn thêm một miếng nữa đè lên miếng ban đầu, không thay thế bằng miếng mới. Sau khi xử lý sơ bộ thì đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, xử lý lại vết thương.
Sơ cấp cứu cho người bị đuối nước
Tai nạn đuối nước thì xảy ra thường xuyên vào mùa hè và khi cứu người đuối nước nếu không biết cách bạn có thể bị kéo theo vào dòng xoáy nước và gặp nguy hiểm. Khi cứu người đuối nước bạn cần hết sức lưu ý và làm theo các bước sau:
- Kêu gọi mọi người ở gần đó giúp đỡ, gọi đội cứu hộ khẩn cấp 112 và cấp cứu 115.
- Nếu bạn không biết bơi thì hãy dùng phao cứu hộ (nếu có) hoặc dùng gậy dài để nạn nhân bám vào. Lưu ý rằng cho dù biết bơi bạn cũng cần giữ khoảng cách với nạn nhân do người đuối nước sẽ dùng hết sức bám víu đôi khi sẽ làm bạn đuối nước theo.
- Khi kéo nạn nhân vào cần tìm chỗ bám hoặc nhiều người để có đủ lực kéo nạn nhân lên bờ cũng như đảm bảo bạn sẽ không bị kéo ngược trở lại.
- Tiến hành hồi sức tim phổi nếu nạn nhân bất tỉnh, không còn khả năng tự thở, đồng thời giữ ấm cơ thể cho nạn nhân.
Sơ cứu cho người bị nghẹn
Việc hóc dị vật thường xảy ra với trẻ nhỏ hoặc những người ăn uống vội vàng bị hóc thức ăn. Để sơ cứu cho người bị nghẹn bạn hãy vỗ mạnh 5 lần vào lưng, vị trí giữa hai xương vai. Nếu như không có chuyển biến gì bạn hay dựng nạn nhân ngồi dậy, vòng tay qua bụng từ phía sau.
Khi đó để người nạn nhân hướng về phía trước, hai tay nắm lại đặt lên phần rốn rồi hướng lên trên. Giật thật mạnh về phía sau 5 lần, sau đó mà vẫn không lấy được dị vật ra thì tiếp tục thực hiện lại 5 lần nữa.
Người bị gãy xương
Các bước sơ cứu với người bị gãy xương:
- Nếu như nạn nhân bị chảy máu thì cần cầm máu ngay vùng bị thương.
- Không được xê dịch nạn nhân, tránh ảnh hưởng đến vùng xương bị gãy. Dùng các dụng cụ cố định, nẹp phần gãy xương lại.
- Nếu bệnh nhân gặp hoảng loạn về tinh thần cần trấn an họ để họ bình tĩnh hơn. Giúp họ có tư thế nằm thoải mái và giữ ấm cho cơ thể.
- Nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ và gọi 115 khẩn cấp để nạn nhân được điều trị kịp thời.
Sơ cứu nạn nhân trong các trường hợp trên đòi hỏi bạn phải có kỹ năng sơ cấp cứu nhất định nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến nạn nhân và cả bản thân nữa. Nếu gặp phải các tình huống trên bạn hãy bình tĩnh gọi ngay cho 115 và kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh.