Trong cuộc sống hàng ngày ở Đức, lời chào là điều không thể thiếu khi giao tiếp hàng ngày. Đối với bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô, hàng xóm hay kể cả đó có là người đi đường thì bạn cũng cần phải có lời chào để thể hiện sự văn minh của mình. Vậy làm thế nào để xin chào tiếng Đức? Dưới đây, chúng tôi gợi ý cách chào bằng tiếng Đức mà bạn nên tham khảo để áp dụng trong cuộc sống của mình, nhất là khi giao tiếp với người đến từ quốc gia này.
Các cách xin chào tiếng Đức bạn nên biết
Khi bắt đầu học khoá học tiếng Đức A1, đây chính là khoá học tiếng Đức cơ bản dành cho người mới bắt đầu. Việc mà bạn tìm hiểu và quan tâm đầu tiên có lẽ câu “xin chào tiếng Đức”. Để học cách xin chào tiếng Đức, đầu tiên bạn cần phải biết các cách nói lời xin chào theo từng trường hợp, ngữ cảnh khác nhau, cụ thể:
Chào hỏi trang trọng
Chào hỏi trong ngày
Vào thời gian trong ngày, đa phần bạn sẽ được gặp gỡ với những khách hàng, đối tác trong doanh nghiệp của mình hoặc với những người không thân. Lúc này, các câu chào mà bạn cần sử dụng sẽ thường là:
– Guten Morgen! (Chào buổi sáng): Đây là câu chào được sử dụng vào khoảng thời gian buổi sáng trong ngày cho tới gần trưa. Một số nơi thì câu chào này chỉ áp dụng cho tới 10 giờ sáng.
– Guten Tag! (Chúc một ngày tốt lành): Câu chào này được dùng từ giữa trưa cho đến 6 giờ chiều.
– Guten Abend (Chào buổi tối): Câu xin chào tiếng Đức này thường được dùng 6 giờ chiều.
Chào hỏi mang tính hỏi thăm
Trong tiếng Việt, việc đặt câu hỏi với người đối diện cũng chính là một cách giao tiếp lịch sự. Tương tự, “Xin chào” trong tiếng Đức cũng không phải là một ngoại lệ, bao gồm”
– Wie geht es Ihnen?: Anh/chị có khỏe không (câu hỏi mang tính trang trọng nhất).
– Geht es Ihnen gut?: Anh/chị khỏe chứ?
– Sehr erfreut: Rất vui vì được gặp bạn.
Tương ứng với ba câu hỏi này, các bạn có thể tùy chọn một số câu trả lời dưới đây:
– Es geht mir sehr gut: Tôi rất khỏe.
– Gut, danke: Tôi khỏe, cảm ơn.
– Ziemlich gut: Cũng bình thường thôi.
Ngoài ra, khi được hỏi những câu như trên thì khi trả lời, bạn cũng cần phải kèm theo câu “Und Ihnen?“, nghĩa là “Còn bạn thì sao” mang tính trang trọng.
Xin chào tiếng Đức thân mật
Khác với những lời chào xã giao thường ngày, người Đức cũng có các cách chào thân mật khác nhau dành cho những người thân quen của mình, cụ thể:
Chào hỏi thông thường
Để chào hỏi gia đình và bạn bè, hoặc nói chung là những người thân thiết thì hầu hết các nơi ở Đức đều dùng các câu sau:
– Hallo: Không cần phải dịch vì từ này cũng đồng nghĩa với hello, đồng thời cũng là câu xin chào tiếng Đức phổ biến nhất.
– Morgen, Tag, n Abend: Đây đều là những câu chào được rút gọn của kiểu chào theo thời gian đã nêu ở trên.
– Sei gegrüßt: Xin giới thiệu,… (thường giới thiệu một người).
– Seid gegrüßt: Xin giới thiệu,… (thường dùng giới thiệu nhiều hơn một người).
– Grüß Dich: Chào anh/chị/bạn bè (tuy nhiên, câu chào này chỉ được dùng khi bạn đã quá quen với người đối diện).
Trong đó, “ß” đôi lúc sẽ được phát âm như “s” trong từ “sai”.
Chào hỏi bằng cách hỏi thăm
Cũng giống như trong tiếng Việt, để hỏi thăm sức khỏe của một người thì bạn cũng sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau, cụ thể:
– Wie geht’s?: Cấp này thế nào rồi?
– Wie geht es dir?: Khỏe chứ?
Tương tự, khi nhận được những câu hỏi này thì bạn cũng sẽ lựa chọn hai cách trả lời sau:
– Es geht mir gut: Khỏe.
– Nicht schlecht: Cũng không tệ lắm.
Ngoài ra, bạn cũng nên đáp trả lại bằng câu hỏi “Und dir?” – Bạn thì sao? với ý nghĩa thân mật.
Chào hỏi theo vùng miền
Hãy quen dần với những câu xin chào tiếng Đức bằng ngôn ngữ địa phương bởi đây là quốc gia có bề dày lịch sử nên vì thế, mỗi nơi có một cách sử dụng từ ngữ khác nhau, chẳng hạn:
– Moin Moin hoặc Moin: đây là một cách nói xin chào thường dùng ở khu vực miền Bắc của nước Đức, phía Đông Frisia, Hamburg cùng một số vùng lân cận. Cách chào này được dùng cho mọi người và vào mọi thời điểm.
– Grüß Gott: đây là lời chào ở miền nam nước Đức, Bavaria và được dịch ra là “Chúa phù hộ bạn”.
– Servus: đây cũng là một cách chào khác chỉ có ở miền Nam nước Đức và được dịch nghĩa là “Xin chào”.
Chào hỏi bằng cử chỉ
Trong mọi nền văn hóa của các quốc gia khác nhau, mỗi nơi sẽ có những quy chuẩn chào hỏi khác nhau, có thể ôm, cúi chào hoặc là bắt tay. Tuy nhiên, ở Đức thì sẽ có một chút khác biệt hơn so với các nước trong khu vực châu Âu còn lại.
Cụ thể, người Đức thường sẽ thích kiểu bắt tay để chào hỏi những người không phải là thành viên trong gia đình hơn là hôn má như nhiều nước Châu Âu. Tuy nhiên, với một số nước nói tiếng Đức thì hôn má vẫn là cách để chào hỏi phổ biến. Ngoài ra, quy định về nụ hôn được trao cho ai khi chào hỏi cũng sẽ được thay đổi ở mỗi nơi. Cụ thể, nếu lần đầu tiên gặp ai đó thì bạn sẽ chỉ cần bắt tay là đủ và hãy quan sát xem người kia chào hỏi mình như thế nào. Khi ấy thì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình nên chào hỏi như thế nào cho phù hợp.
Những câu xin chào tiếng Đức thông dụng
Mặc dù có nhiều cách để xin chào tiếng Đức nhưng hiện nay, người Đức vẫn có xu hướng sử dụng những câu chào thông dụng nhất, cụ thể:
– Hallo (Xin chào): đây là câu chào đơn giản nhất bằng tiếng Đức. Lời chào này mang tính thân thiện và có thể sử dụng trong hầu hết mọi tình huống khác nhau.
– Guten Tag (Ngày mới tốt lành): là cách nói lời chào được những người sử dụng tiếng Anh biết đến nhiều nhất, chúng mang sắc thái hơi trang trọng hơn so với từ hallo.
– Alles klar (All clear): nếu như bạn đang sinh sống hay du lịch tại Đức và nghe được mọi người nói Alles klar thì tức là “Mọi thứ đều ổn định”. Ngoài ra, Alles klar cũng được sử dụng như một dạng câu hỏi “Mọi chuyện thế nào” để thay cho lời chào hỏi và thường dùng bởi người trẻ tuổi. Để trả lời Alles klar, bạn chỉ cần đáp lại là “Ja”, nghĩa là vâng / có hoặc nếu dài hơn thì là “Ja, alles klar, danke” – Vâng, mọi thứ đều ổn, cảm ơn bạn.
– Wie geht es dir? (Mọi chuyện thế nào rồi?): đây cũng là câu chào phổ biến mà người Đức thường hay sử dụng để hỏi thăm tình trạng của đối phương. Cách chào hỏi này không mang tính trang trọng và chỉ dùng cho những người thật sự thân thiết. Còn nếu muốn trang trọng hơn thì bạn hãy sử dụng “Wie geht es Ihnen?”.
– Was ist los? (Mọi chuyện thế nào rồi?): có ý nghĩa tương tự như Alles klar, chúng là một câu hỏi cửa miệng thể hiện sự quan tâm về tình trạng của đối thương và không cần phải trả lời một cách nghiêm túc.
– Servus (Luôn sẵn sàng phục vụ bạn): trong tiếng Latinh, Servus có nghĩa là người hầu. Đây là lời chào chủ yếu được sử dụng phổ biến ở Bavaria và Áo, đồng thời cũng có thể được dùng để nói lời tạm biệt.
– Na (Chào, bạn khỏe chứ? / Tôi ổn, cảm ơn, bạn thì sao?): Na chính là một cách chào phổ biến tại miền Bắc của nước Đức. Đây chính là lời chào được sử dụng đan xen giữa người chào và cả người được chào.
Như vậy, với những cách xin chào tiếng Đức đã được chia sẻ ở trên. Các bạn đã tích góp cho mình nhiều kinh nghiệm để biết cách giao tiếp với những người bản địa, đồng thời giúp ích phần nào cho các bạn trên con đường chinh phục ngôn ngữ khó học bậc nhất này. Tham khảo ngay khoá học tiếng Đức online tại ICC Accademy để có thể hiểu rõ hơn về kiến thức và văn hoá trong tiếng Đức.