Bong võng mạc là một trong những bệnh lý nghiêm trọng ở mắt, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa. Vậy bệnh Bong (rách) võng mạc là như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn tất tần tật thông tin về bệnh bong (rách) võng mạc cũng như chỉ ra những triệu chứng của bệnh, cách phòng tránh và các phương pháp điều trị bong, rách võng mạc hiệu quả hiện nay. Mời bạn đọc tham khảo ngay nhé!
Bong võng mạc là gì?
Rách bong võng mạc được hiểu là tình trạng lớp mô võng mạc bị bong ra khỏi vị trí bình thường bên trong mắt. Tình trạng này xảy ra khi có một hay nhiều vết rách nhỏ nằm trên võng mạc khiến cho phần dịch bên trong mắt tràn xuống dưới võng mạc, dần dần làm tách lớp võng mạc ra khỏi vị trí ban đầu. Khi đó, võng mạc sẽ không được nuôi dưỡng, tầm nhìn người bệnh có thể bị nhìn mờ (mất thị lực một phần) và hạn chế hoặc mù hoàn toàn vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những thông tin về bong võng mạc mà bạn nên biết
Nguyên nhân gây ra tình trạng bong (rách) võng mạc
Do dịch kính bị co dẫn tới bong rách võng mạc
Dịch kính là một lớp gel trong suốt nằm phía bên trong mắt được lót bởi võng mạc. Lớp gel này được gắn cố định vào võng mạc khi mới sinh ra. Theo thời gian, khi cơ thể ngày càng bị lão hóa, lớp gel sẽ co lại tách dần khỏi võng mạc, gây ra tình trạng bong dịch kính. Bong dịch kính bình thường sẽ không gây ra biến chứng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, có những trường hợp dịch kính dính vào giác mạc hơn bình thường, tới khi tách ra và co kéo bất thường khiến cho võng mạc bị bong hoặc rách. Lúc này, phần dịch sẽ chảy vào mắt qua các lỗ rách và tràn xuống võng mạc làm giảm tầm nhìn.
Ở trường hợp này, Bệnh nhân trên 40 tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi 60-70 thường xảy ra tình trạng thoái hóa võng mạc dẫn tới nguy cơ bị bong rách võng mạc cao hơn các người trẻ tuổi, làm giảm tầm nhìn của mắt. Song tình trạng này vẫn có thể gặp ở những người trẻ tuổi.
Do mắc các bệnh lý về mắt
Người mắc các bệnh lý về mắt, điển hình như cận thị, loạn thị thường có nguy cơ bong rách võng mạc cao. Ở nhóm đối tượng này, nhãn cầu có xu hướng lồi ra phía trước làm kéo căng võng mạc, khiến võng mạc trở nên mỏng hơn và thoái hóa dần nên rất dễ bị kéo rách dẫn tới bong võng mạc mắt.
Do đó, những người bị cận thị cần được đi thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng của mắt và có những biện pháp ngăn ngừa bong rách võng mạc kịp thời. Ngoài ra, người có tiền sử xuất huyết dịch kính võng mạc, bệnh võng mạc hay bệnh đái tháo đường có nguy cơ làm cho võng mạc bị đẩy ra xa khỏi vị trí mạng lưới đỡ của nó, gây ra bong rách võng mạc cao hơn so với người bình thường.
Do các chấn thương về mắt
Những va chạm tác động mạnh tới bên trong mắt hoặc có vật thể lạ rơi vào mắt cũng có thể xảy ra các tai nạn gây tổn thương và bong rách võng mạc,… Ở một số trường hợp hiếm gặp, bong rách võng mạc cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật laser LASIK ở nhóm đối tượng bị cận nặng, phẫu thuật đục thủy tinh thể, khối u hay các phẫu thuật bệnh lý về mắt khác.
Do yếu tố di truyền
Nếu thành viên trong gia đình từng có tiền sử từng bị bong rách võng mạc thì khả năng cao tình trạng này sẽ lặp lại ở nhóm đối tượng có chung huyết thống.
Dấu hiệu nhận biết bong võng mạc
Phần lớn bệnh nhân bị mắc bệnh lý này đều có các dấu hiệu gặp phải các triệu chứng như hiện tượng ruồi bay trước mắt xảy ra nhiều hơn, nhìn ánh sáng nhấp nháy ở góc mắt khi nhìn sang một bên hoặc nhìn mờ đi, thấy những mảng tối che trước mắt. Những trường hợp bị nặng hơn, bong võng mạc mắt sẽ làm nhòe mờ dần đi thị lực trung tâm và làm giảm tầm nhìn đáng kể ở mắt. Nếu mắt bị bong võng mạc toàn bộ, bệnh nhân có khi chỉ còn phân biệt được sáng tối.
Khi gặp phải những dấu hiệu này, người bệnh nên tới các cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và tầm soát bệnh võng mạc kịp thời. Tuy nhiên, có một số trường hợp võng mạc chỉ có vết rách nhỏ khiến cho bệnh nhân không thấy rõ triệu chứng nào.
Đối tượng có nguy cơ bị rách (bong) võng mạc
Những nhóm đối tượng dưới đây là những người có nguy cơ cao bị bong (rách) võng mạc:
- Bị cận thị nặng (>-6.00D).
- Đã từng có tiền sử bị bong ( rách) nhẹ võng mạc ở một bên mắt.
- Tiền sử gia đình, người chung huyết thống có người từng bị bong võng mạc.
- Đã từng phẫu thuật mắt trước đó, ví dụ như: loại bỏ đục thủy tinh thể, u mắt,…
- Mắc các bệnh rối loạn về mắt, chẳng hạn như tách võng mạc, viêm màng bồ đào, cận thị bệnh lý hoặc thoái hóa võng mạc chu biên (lattice degeneration).
- Sau chấn thương bị đụng dập hoặc vết thương xuyên nhãn cầu, võng mạc có thể bị bong, kèm theo vết rách và các tổn thương khác của nhãn cầu, mi mắt nhưng không đi thăm khám mắt.
- Trẻ em ít khi bị bong võng mạc. Nếu có thường là do bị mắc các tật của dịch kính võng mạc hoặc do cận thị nặng bẩm sinh.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Ở những người mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ xảy ra bong rách võng mạc mắt cũng cao hơn người bình thường do các biến chứng của tiểu đường gây ảnh hưởng lên võng mạc.
- Bệnh nhân ở độ tuổi trên 40, đặc biệt là ở độ tuổi 60-70 có nguy cơ bong rách võng mạc cao hơn các bệnh nhân trẻ tuổi.
Trong thị trường có nhiều thương hiệu mắt kính khác nhau, hãy tham khảo bài viết về các thương hiệu mắt kính HOT nhất hiện nay.
Mắt kính VERSACE nữ chính hãng cao cấp hàng hiệu, chính hãng tại Việt Nam.
Kính Moscot chính hãng – Thương hiệu kính mắt thời trang cao cấp.
Các phương pháp điều trị bong (rách) võng mạc hiện nay
Khi bong rách võng mạc đã xảy ra, tùy thuộc vào tình trạng bong rách, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
- Laser quang đông võng mạc: Thủ thuật laser quang đông được chỉ định điều trị trong các trường hợp thoái hóa võng mạc hoặc có các vết bong (rách) võng mạc mạc ở giai đoạn đầu. Mục tiêu của phương pháp này là nhằm giúp gia cố vùng võng mạc bị thoái hóa/rách để tránh cho tình trạng trầm trọng hơn gây nên bong rách võng mạc nặng hơn.
- Phẫu thuật độn đai ( ấn độn củng mạc): Phương pháp phẫu thuật độn đai Silicon củng mạc là phương pháp điều trị bong rách võng mạc với cơ chế tháo dịch bong, gây kết dính vết rách võng mạc, ấn củng mạc lồi về phía sau buồng dịch kính để bịt kín và gây phản ứng viêm dính tạo sẹo cho vết bong rách võng mạc làm cho võng mạc áp phẳng vào thành nhãn cầu. Phương pháp này thường được chỉ định cho các bệnh nhân có vết rách ở võng mạc chu biên.
- Phẫu thuật cắt dịch kính: Ở giai đoạn bong ( rách) võng mạc nặng, bác sĩ sẽ áp dụng phẫu thuật cắt phần dịch kính để điều trị tình trạng bong rách võng mạc mắt hoặc xuất huyết võng mạc để áp võng mạc lại thành nhãn cầu, phòng tránh tình trạng bong võng mạc toàn bộ nhằm giữ được thị lực cho người bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh võng mạc
- Đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi thấy có các triệu chứng ruồi bay hoặc có chớp sáng hay có vùng tối trong tầm nhìn.
- Kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên gặp bác sĩ nếu bạn bị mắc bệnh tiểu đường.
- Bệnh nhân cận thị cần nên khám mắt định kỳ 6 tháng một lần.
- Người có tiền sử gặp chấn thương ở mắt, người có người thân trong gia đình bị các vấn đề ở võng mạc cũng cần thiết đi khám mắt định kỳ để nắm được tình trạng mắt và võng mạc của mình.
- Nên đeo kính bảo vệ mắt khi chơi các môn thể thao hoặc khi tham gia vào các hoạt động mạo hiểm khác.
Nếu bạn có nhu cầu đo kính mắt với 12 bước cùng đội ngũ kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm, để nhanh chóng phát hiện ra những bệnh lý về mắt kịp thời nhất. Liên hệ với Công ty TNHH Mắt Việt Group để được tư vấn dịch vụ.
Bong võng mạc là bệnh lý nghiêm trọng gây tổn thương cho mắt khiến võng mạc bị tách khỏi phần mô đỡ và không thể thực hiện tốt chức năng phản ánh hình ảnh sự vật bên ngoài. Hy vọng các thông tin được chúng tôi cung cấp về bệnh bong (rách) trên bài viết sẽ hữu ích đến các bạn, giúp bạn biết phòng tránh bệnh cũng như bảo vệ cho đôi mắt của mình luôn khỏe mạnh.