Làm sao để trồng khổ qua đạt năng suất cao nhất

Làm sao để trồng khổ qua đạt năng suất cao nhất

Khổ qua hay còn được gọi là mướp đắng, loại quả này có hương vị đặc trưng, đắng và cứng giòn. Thế nhưng đây lại là món khoái khẩu của nhiều người. Nếu bạn đang tìm hiểu về các cách trồng khổ qua thì hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về khổ qua

Đôi nét về khổ quaKhổ qua là thực phẩm phổ biến và được sử dụng thường xuyên trong thực đơn hàng ngày của ngày Việt Nam. Loại quả này có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Người dân thu hoạch chúng để chế biến thức ăn hoặc điều chế thành thuốc chữa bệnh. Có thể nói, vị đắng của nó rất đặc trưng và được xem là đắng nhất trong các loại rau củ.

Khổ qua hay mướp đắng thuộc dòng họ nhà bầu có thân dây leo. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây rất nhanh bới tính thích nghi với mọi điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, quả đắng này chịu hạn cực tốt và chống chọi với mọi loại sâu bệnh. Hơn nữa, cây rất dễ trồng nên được nhiều người dân ưa chuộng. 

Điểm đặc biệt của khổ qua đó là cả quả và phần lá đều có vị đắng. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách sơ chế và chế biến chúng thì lại rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường huyết, rôm sảy,… giúp thanh nhiệt- giải độc hiệu quả.

Lợi ích tuyệt vời của khổ qua

Tăng cường khả năng miễn dịch

Tăng cường khả năng miễn dịchMướp đắng rất giàu vitamin C- đây là chất chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, hỗ trợ cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể luộc mướp đắng rồi uống nước đều đặn hàng ngày sẽ chống được nhiễm trùng và các bệnh khác.

Hỗ trợ khi điều trị bệnh tiểu đường type 2

Mướp đắng chứa phytonutrient, polypeptide-P, insulin thực vật làm giảm lượng đường trong máu. Nó cũng tạo ra Charantin- tác nhân hạ đường huyết để cải thiện quá trình tổng hợp glycogen trong cơ thể.

Cải thiện thị lực

Mướp đắng chứa beta-carotene, có tác dụng trong việc giảm nhiễm trùng cũng như cải thiện thị lực cho mắt.

Hỗ trợ tiêu hóa

Mướp đắng chứa nhiều chất xơ giúp thực phẩm khi đi vào cơ thể được tiêu hóa dễ dàng cũng như ngăn chặn, phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với những người bị các vấn đề về đường ruột như: dạ dày, đại tràng,.. thì mướp đắng chính là bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời.

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Mướp đắng giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, cải thiện chức năng động mạch và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Vì vậy, ăn mướp đắng thường xuyên đúng liều lượng sẽ giúp sức khỏe bạn tốt lên lâu dài.

Thanh nhiệt, giải độc

Thanh nhiệt, giải độcMướp đắng rất giàu chất chống oxy hóa hữu ích trong việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, do chứa thành phần vị đắng đặc thù nên khổ qua có tác dụng ức chế quá trình hưng phấn của trung tâm điều nhiệt trong cơ thể giúp giải nhiệt nên rất tốt cho gan mật và làm mát máu.

Phòng chống ung thư

Hàm lượng lớn protein và vitamin C trong quả khổ qua giúp tăng hệ miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch tiêu diệt được tế bào ung thư. Thêm vào đó, nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein Alkaloid giúp ức chế tăng trưởng và ngăn chặn sự tăng trưởng tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong ống nghiệm.

Kỹ thuật trồng khổ qua để đạt năng suất cao nhất

Kỹ thuật trồng khổ qua để đạt năng suất cao nhất

Kỹ thuật chọn và chuẩn bị đất

Đất trồng khổ qua cần cách xa khu vực có chứa chất thải công nghiệp, không để tồn đọng lượng hóa chất độc hại như chất bảo quản thực . Đất trồng cần phải đạt chuẩn về độ tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt.

Thời vụ khi trồng khổ qua

Mặc dù mướp đắng có thể trồng được quanh năm suốt tháng nhưng nếu trồng cây vào mùa nắng sẽ cho năng suất cao và hạn chế được tình trạng sâu bệnh phát triển. Do đó, bạn nên trồng trong khoảng thời gian từ tháng 3 – tháng 7.

Kỹ thuật gieo hạt

  • Cách 1: Người trồng có thể gieo thẳng hạt khô lên các luống , mỗi lỗ gieo từ 2 – 3 hạt, sau đó hãy chọn lọc lấy cây khỏe nhất để giữ lại.
  • Cách 2: Phần hạt giống mang ngâm vài giờ trong nước ấm sau đó chọn lọc những hạt tốt để đem ủ trong vải ẩm. Cần chú ý đến việc cung cấp độ ẩm thường xuyên để hạt nứt và lên mầm. Sau khi cây lên mầm và xuất hiện 2 lá thật, thì bạn đã có thể mang ra trồng ở môi trường bên ngoài.

Cần chú ý đến việc sử dụng phân bón cho cây khi trồng khổ qua

Cần chú ý đến việc sử dụng phân bón cho cây trồng

Lượng phân bón mà cây khổ qua cần sẽ còn tùy thuộc vào từng loại đất, từng thời điểm sinh trưởng phát triển của cây. Trung bình lượng phân bón cần thiết cho 1 sào khổ qua thường sẽ là:

  • 30kg vôi.
  • 1,5 tấn phân chuồng đã ủ hoai.
  • 30kg DAP.
  • 25kg phân Ure.
  • 20kg Clorua Kali.
  • 40g NPK 16-16-8.

Kỹ thuật chăm sóc cây khi trồng khổ qua

Lượng nước tưới cũng liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển bình thường của cây. Cây cần được tưới nước mỗi ngày, nguồn nước tưới cần phải sạch và không bị ô nhiễm. Vào mùa khô, cây cần được tưới 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là trong giai đoạn cây ra hoa và bắt đầu kết trái.

Khi cây đã gieo xuống đất được 2 tuần, mọc ra được khoảng 4 lá thật thì người trồng cần tiến hành ngắt đọt. Bạn phải ngắt đọt đủ 3 lần để cây có thể ra được 9 nhánh. Việc bấm ngọn như vậy sẽ thúc cây ra nhiều nhánh, tạo năng suất cao hơn. Lưu ý làm sạch cỏ và tàn dư của mùa vụ trước để hạn chế việc cây trồng bị nhiễm bệnh.

Kỹ thuật giúp phòng trừ sâu khi trồng khổ qua

Những loại sâu ở cây khổ qua

+ Rầy lửa, bọ trĩ, bù lạch: Những loại sâu này thường hút nhựa của cây khiến cho đọt bị non, lá bị xoắn lại không thể phát triển.

+ Rầy nhớt, rệp dưa: Loại sâu này cũng hút nhựa non từ các đọt cây để sống, khiến lá hỏng, cũng làm cho cây không phát triển được.

+ Sâu ăn tạp: Loại sâu này thường ăn lá non và đọt cây khiến cây sinh trưởng kém.

+ Sâu đục quả: Sâu phá hoại và đục quả khiến năng suất giảm mạnh, thiệt hại kinh tế.

Những loại bệnh thường gặp ở cây khổ qua

+ Héo cây con: Thông thường bệnh do nấm gây ra sẽ làm cho gốc cây con bị khô héo và chết. Bệnh sẽ xuất hiện nếu ruộng trồng nhiều vụ liền nhưng không dọn sạch tàn dư hoặc ruộng có độ ẩm cao.

+ Bệnh chạy dây, chết muộn: Bệnh do nấm gây hại khiến cho cây héo khô dần vì mất nước. Cây con nếu bị bệnh sẽ chết rạp theo từng đám.

+ Bệnh đốm phấn sương mai: Bệnh do loại nấm đặc thù gây hại, cây sẽ phát bệnh ở gốc rồi sau đó chuyển dần lên đến ngọn.

Lưu ý diệt trừ sâu bệnh cho cây khổ qua

Lưu ý diệt trừ sâu bệnh cho cây khổ qua

Để phòng trừ sâu bệnh hại cho cây khổ qua, bạn cần nắm rõ 4 nguyên tắc cơ bản sau:

+ Lựa chọn đúng thuốc: Mỗi loại thuốc cần phải được sử dụng ở nồng độ nhất định để đạt hiệu quả cao nhất và an toàn. Trường hợp sâu bệnh kháng thuốc, bạn không được tăng liều lượng thuốc mà cần thay đổi ngay loại thuốc.

+ Sử dụng thuốc đúng lúc, đúng đối tượng sâu bệnh: Bạn cần phát hiện sớm sâu bệnh kịp thời ở giai đoạn đầu vì lúc này sâu bệnh sẽ mẫn cảm hơn với thành phần trong thuốc nên hạn chế khả năng kháng thuốc.

+ Áp dụng phun xịt đúng kỹ thuật: Khi phun thuốc cần chú ý phun đều ở 2 mặt lá và xịt thuốc trong điều kiện thời tiết thuận lợi nhất.

Ngoài nhưng phương pháp nói trên, bạn có thể sử dụng các vật liệu lưới chống côn trùng để bảo vệ cây khổ qua nhà bạn khỏi những loài sâu bệnh bên ngoài nhằm đem lại cho cây sự phát triển tốt nhất. Các sản phẩm lưới chống côn trùng mà các bạn có thể tham khảo tại: https://hsiachen.vn

Trên đây là những kỹ thuật trồng khổ qua để đạt năng suất cao nhất mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết hữu ích sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và mang lại năng suất khổ qua cao nhất khi trồng loại quả thơm ngon này!  

You may also like...

Popular Posts