phương pháp xây dụng nội dung học trực tuyến.

9 phương pháp xây dựng nội dung học trực tuyến cho website E-learning

Trong thời gian gần đây, e-learning đang ngày càng phát triển, phục vụ cho nhu cầu được học trực tuyến của rất nhiều người. Với các website và ứng dụng không ngừng được ra mắt, người dùng ngày càng có cơ hội tiếp cận được với những chương trình học vô cùng thu hút. Với những chương trình e-learning, bạn hoàn toàn có thể học bất cứ điều gì, từ học ngoại ngữ, học lập trình web. Nếu bạn có ý tưởng thành lập một website e-learning để cung cấp những thông tin bổ ích cho học viên thì hãy bắt đầu từ việc xây dựng nội dung học trực tuyến hấp dẫn. Nếu bạn chưa biết cách xây dựng nội dung thế nào. Hãy cùng tham khảo 11 phương pháp sau để có thể mang đến nội dung thu hút cho website của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm về cách để có một website học trực tuyến từ Mona Media: Thiết kế website học trực tuyến.

9 phương pháp xây dựng nội dung học trực tuyến cho website E-learning

1. Video học trực tuyến

Hầu hết các website e-learning hiện nay đều xây dựng nội dung theo hình thức video. Bởi video là phương tiện trực quan nhất, dễ triển khai nhất cho người học. Những video trong các website e-learning cũng có một thời lượng vừa phải, vừa đủ để truyền tải những kiến thức cần thiết nhất đến với người dùng. Tùy vào mỗi lĩnh vực mà các video học trực tuyến này có cách trình bày, nội dung và đề tài khác nhau. Chẳng hạn như học ngoại ngữ thì thường có những video phát âm, học thiết kế, lập trình thì được thiết kế theo dạng tutorial với hướng dẫn cụ thể. Chính sự đa dạng về cách thể hiện nội dung mà video học trực tuyến được xem là một trong những phương pháp xây dựng nội dung hiệu quả nhất và được tất cả các trang web hiện nay ưa chuộng. Tuy nhiên bạn cần phải quan tâm đến việc chặn download video của bạn nếu không muốn nó được public miễn phí trên internet.

Xây dựng video giảng dạy chất lượng.
Xây dựng video giảng dạy chất lượng là một trong những giải pháp soạn nội dung học trực tuyến tốt nhất hiện nay.

2. Livestream

Đã bao giờ bạn thử sức với mảng livestream E-learning? Chắc chắn sẽ khá là thú vị. Chúng ta thường nghe livestream chủ yếu để PR sản phẩm hoặc để bán hàng, còn một mảng thuần về giáo dục thì cách này xem chừng không hiệu quả. Thế nhưng, sức hút của livestream nằm ở việc nó có khả năng thu hút được người truy cập nhiều hay không. Đặc biệt nếu bạn yêu thích livestream để giới thiệu một phương pháp mới, một tính năng mới trong lĩnh vực của mình thì đó thực sự là điều tuyệt vời.

Các website hỗ trợ livestream tất nhiên cần phải được build với công nghệ cao, để giúp cho chất lượng của buổi livestream được cải thiện.

Livestream
Livestream video cũng là một hình thức học trực tuyến rất hiệu quả.

3. Xây dựng các trò chơi học tập

Học mà chơi – Chơi mà học – đó là những gì mà khách hàng thường thích trải nghiệm đối với các website E-learning. Một trong những môn học được áp dụng hình thức trò chơi này nhiều nhất có thể kể đến đó là Ngoại ngữ. Bằng cách xây dựng những trò chơi thú vị để rèn luyện trí nhớ của người dùng, các hình thức học theo phương pháp trò chơi vừa giúp bạn có thể nhớ lâu hơn, đồng thời cũng giúp tâm trí thư giãn một cách thoải mái.

Xây dựng các trò chơi học tập.
Xây dựng các trò chơi học tập để giúp bài giảng của bạn sinh động hơn.

4. Thiết lập trang blog

Nếu bạn muốn hướng người dùng đến những bài học cụ thể, chi tiết nhất có thể thì blog là một trong những phương pháp thích hợp nhất. Các bài blog sẽ tích hợp được đầy đủ những nội dung cần thiết để truyền tải đến người đọc một cách cụ thể nhất những vấn đề được nêu ra.

Về mặt xây dựng, so với các hình thức khác, blog hoàn toàn không tốn quá nhiều thời gian như thiết kế web trường học. Bạn chỉ cần xây dựng nội dung thật tốt, viết một cách dễ hiểu nhất có thể là đã hoàn toàn có thể tạo ra những bài viết thu hút. Chưa hết, Blog còn góp phần hỗ trợ SEO cho website, giúp tiếp cận được với người dùng tốt hơn thông qua các từ khóa. Bạn có thể tự mình tìm kiếm những từ khóa phổ biến và hầu hết các kết quả hiện ra đều rơi vào trang blog.

Thiết kế trang blog.
Thiết kế trang blog để có thể chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích hơn.

5. Đưa ra các case study thực tế

Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng website E-learning chuyên về lập trình, thiết kế thì việc xây dựng nội dung bài học dựa trên các case study là rất cần thiết. Đó là cách để cho người học có thể lĩnh hội các kiến thức vừa tiếp thu một cách nhanh nhất có thể. Việc học qua các case study sẽ giúp cho người học tăng thêm kỹ năng, kiến thức thực tế, từ đó góp phần nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân hơn. Rất nhiều người dùng ưa thích phương pháp học theo kiểu case study này, vì nó giúp bạn có thể nâng cao kỹ năng hơn, từ đó có thể va chạm được với những công việc thực tế tốt hơn.

6. eBook

Trên thực tế, các website e-learning cho xuất bản eBook thì cũng chỉ là một hình thức phụ trợ, nhằm củng cố kiến thức cho người học. Vì eBook nói chung là một quyển sách có nhiều trang, nó có tác dụng làm tài liệu lưu trữ để phục vụ cho nhu cầu công việc. Thế nhưng eBook cũng là một phần không thể thiếu của website e-learning, nhất là nó có hiệu quả trong việc thúc đẩy brand awareness. Việc các website thường cho phép người dùng tải eBook miễn phí cũng là cách để giúp thúc đẩy thương hiệu một cách hiệu quả. Do đó tuy thường là miễn phí những eBook được trình bày rất cẩn thận, tinh tế và chu đáo. Và chắc chắn người học cũng sẽ rất thích cảm giác được cầm những bản eBook trong tay đấy.

Xuất bản ebook.
Xuất bản ebook cũng là cách tốt để bạn xây dựng nội dung tốt hơn.

7. Webminars

Webminars có thể được coi là một buổi livestream. Nhưng sẽ được lưu trữ và phát lại nhằm phục vụ mục đích của người học có thể ôn lại các bài học trước. Sự khác biệt giữa webminars so với các hình thức video hay là livestream đó chính là webminars được các giảng viên cơ hữu trình bày một cách rất khoa học. Nếu bạn có dịp đi một buổi hội thảo thực tế ra sao thì webminars diễn ra như vậy. Sự khác nhau chỉ nằm ở chỗ bạn có thể ngồi tại nhà và xem trực tiếp buổi webminars miễn phí. Đồng thời bạn cũng có thể xem lại bất cứ lúc nào mà bạn muốn.

Webminars.
Một số người còn sử dụng Webminars để tăng hiệu quả giảng dạy trực tuyến.

8. Podcasts

Podcasts là một hình thức học tập dưới dạng audio. Tức là thay vì người học sẽ đọc từng bài viết hay là eBook thì nhà phát hành có thể thu bài giảng của mình lại dưới dạng audio. Và đó gọi là podcasts. Podcast hoàn toàn không hạn chế về mặt thời lượng, bạn có thể tải podcast về hoặc là nghe podcast trực tuyến đều được. Podcasts là một giải pháp khá được ưa chuộng cho những ai mong muốn tìm được một phương pháp học tập đơn giản, tiết kiệm thời gian hiệu quả thì có thể đến với phương pháp học podcasts này. Những giọng nói cực kỳ truyền cảm được ghi âm lại sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp thu được bài học hơn đấy.

9. Infographics

Đây là một web học trực tuyến được tóm tắt dưới dạng hình ảnh. Infographics được xem là một trong những phương pháp học trực tuyến rất đơn giản, dễ hiểu và hoàn toàn không làm mất thời gian của người học. Tất nhiên không phải lĩnh vực học tập nào cũng có thể được trình bày dưới dạng infographic này. Do đó phương pháp này thường được áp dụng với những môn học có sử dụng nhiều số liệu để giúp đúc kết một cách cô đọng hơn.

Trên đây là 9 phương pháp xây dựng nội dung học trực tuyến cho website E-learning một cách nhanh chóng và đơn giản nhất có thể. Nếu bạn đang có những ấp ủ thành lập nên các website E-learning này thì có thể bắt đầu ngay hôm nay nhé. Chúc các bạn thành công!

You may also like...

Popular Posts